Danh mục sản phẩm

Tin tức - Sự kiện

Liên kết Website

 

Giới thiệu

Hội thảo kỹ thuật về công ước quản lý nước dằn tàu biển

Sáng ngày 27/8/2019, tại Phòng Hội thảo Quốc tế số 1, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức: “Hội thảo kỹ thuật về công ước quản lý nước dằn tàu biển”. Hội thảo tập trung bàn luận về về Công ước quản lý nước dằn tàu biển của IMO (dự kiến có hiệu lực vào năm 2017), cùng với việc đánh giá ảnh hưởng của Công ước đến nền kinh tế Hàng hải Việt Nam, đồng thời phổ biến các quy định mới của các công ước quốc tế (IMO, SOLAS, MARPOL…) có hiệu lực trong năm 2016-2017.
Đến dự Hội thảo có TS. Phạm Xuân Dương - Phó Hiệu Trưởng, đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Ông Hoàng Hùng Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kỹ thuật Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Cục đăng kiểm Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) và các vị khách quốc tế, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước…
Tại Hội thảo, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam đã trình bày các tham luận liên quan đến quản lý nước dằn tàu biển, cụ thể là: Các yêu cầu của IMO; Quy định của Cơ quan bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, Quản lý nước dằn trong đóng mới, trong khai thác tàu và những quy định mới của IMO có hiệu lực trong năm 2016-2017.
Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn lắng nước dằn tàu năm 2004 (BWM), được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thông qua tháng 02/2004, nhằm giải quyết các loài thủy sinh và mầm gây bệnh phát tán ra môi trường không phải là quê hương của chúng, sau khi đã được vận chuyển vòng quanh trái đất trong nước dằn tàu. Các “vị khách trốn vé” này có thể tồn tại, phát triển mạnh mẽ để trở thành kẻ xâm lược, cạnh tranh khốc liệt với các loài sinh vật địa phương và gây ra các tổn hại to lớn, thậm chí là thảm họa, đối với môi trường sinh thái nơi nước dằn tàu được xả ra.
Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi được 30 quốc gia với tổng dung tích đội tàu không nhỏ hơn 35% tổng dung tích đội tàu buôn thế giới phê chuẩn tham gia. Đến ngày 10/6/2016, Công ước đã được 51 quốc gia với tổng dung tích đội tàu chiếm 34,87% tổng dung tích đội tàu buôn thế giới phê chuẩn. Dự báo, Công ước sẽ hội tụ đủ điều kiện có hiệu lực trong nửa cuối năm nay và như vậy, sẽ có hiệu lực trong nửa cuối năm 2017.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu còn được nghe các tham luận như: Các vấn đề xảy ra khi lắp đặt hệ thống xử lý nước dằn tàu biển đối với tàu đang khai thác của đại diện SBIC; Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của công ước quản lý nước dằn tàu biển đối với ngành hàng hải Việt Nam - TS. Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Hàng hải và Đảm bảo các yêu cầu của Công ước Quốc tế về nước dằn tàu biển dưới góc độ Nhà thiết kế - TS. Trần Ngọc Tú, Phó Trưởng Khoa Đóng tàu, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trình bày.
Thông qua Hội thảo này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển quốc tế có cơ hội để chia sẻ với nhau các thông tin và hướng dẫn cần thiết, những kinh nghiệm, giải pháp để triển khai thực hiện các quy định về quản lý nước dằn.
Một số hình ảnh tại Hội thảo khoa học:

Phó Hiệu trưởng TS. Phạm Xuân Dương phát biểu khai mạc Hội thảo

Các đại biểu tham dự

Phát biểu của đại diện Lãnh đạo Cảng Hải Phòng

Video hoạt động

Ảnh hoạt động