Danh mục sản phẩm

Tin tức - Sự kiện

Liên kết Website

 

Giới thiệu

Chức năng nhiệm vụ

I. Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp, luận cứ khoa học, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển toàn diện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam;

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng hải;

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển. Quan trắc, phân tích, đánh giá tác động môi trường và thực hiện các dịch vụ môi trường khác;

- Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng hải;

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ cho ngành hàng hải, công trình thủy và các ngành kinh tế biển (dịch vụ thiết kế, điều tra khảo sát về tài nguyên môi trường biển, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, giám sát thi công sửa chữa vận hành tàu thủy, xây dựng công trình thủy, khai thác cảng biển và thủy nội địa, vận tải biển, dịch vụ lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho các công trình điện, điện tự động, v.v..);

- Tư vấn và phản biện khoa học, giám định, lập dự án trong lĩnh vực hàng hải, công nghệ bảo vệ môi trường biển, ứng phó biến đổi khí hậu;

- Sản xuất thử các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của Trường và Viện tạo ra;

- Tham gia đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý trong ngành hàng hải;

- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và quốc tế trong việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng hải.

II. Quá trình hoạt động

1. Nghiên cứu khoa học

1.1. Chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước trong đó có một số đề tài tiêu biểu như sau:

- Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong ngành hàng hải Việt Nam” – mã số KHCN 10.03: (1996-1998). Đề tài đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc và làm tài liệu tư vấn tốt cho việc lắp đặt mạng trạm bờ vô tuyến Duyên hải hệ GMDSS và DGPS;

- Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế dàn khoan tự nâng phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí và xây dưng công tình biển ở thềm lực địa Việt Nam” – mã số KHCN 10.13 (1999 – 2000). Kết quả nghiệm thu xuất sắc;                                                                                       

-  Đề tài độc lập: “Nghiên cứu xây dựng trường thử tàu ở Việt Nam (2001 – 2003). Kết quả nghiệm thu đạt loại xuất sắc;  

- Đề tài: “Nghiên cứu chế tạo bộ điều khiển tự động theo công nghệ khả trình cho các hệ thống thiết bị tự động tàu thuỷ” – mã số KC 06.12 CN (2003 – 2004). Kết quả nghiệm thu đạt loại xuất sắc; 

- Đề tài cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ chế tạo thiết bị, hệ thống tự động tàu thủy sử dụng công nghệ khả trình” (mã số KC06.DA 10/06-10 ) (2007-2010) nghiệm thu đạt loại xuất sắc; đã được ứng dụng chuyển giao công nghệ trên một số tàu;

- Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ, quản lý để nâng cao năng lực và phát triển bền vững các cụm cảng Hải Phòng và Quảng Ninh”, Mã số đề tài: KC.09.36/16-20. Đã nghiệm thu năm 2020 và chuyển giao cho một số Cảng ở Hải phòng;

1.2. Chủ trì nghiên cứu 29 đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Giao thông vận tải) và cấp Thành phố (Thành phố Hải Phòng) một số đề tài tiêu biểu như sau:

- “Nghiên cứu chế tạo xuồng cứu sinh cho tàu dầu”. Đề tài đã nghiệm thu, được công ty Vận tải xăng dầu đường thuỷ 1 đặt hàng chế tạo 01 chiếc trang bị trên tàu Hạ Long 03;

- Kết hợp với Xí nghiệp Vận tải thuỷ nội địa Ninh Bình thực hiện đề tài “Sử dụng nhiên liệu nặng cho tàu thuỷ chạy sông” đề tài đã được nghiệm thu và chế tạo thiết bị lắp đặt trên  tàu kéo, Sà lan chạy sông của Xí nghiệp Vận tải thuỷ nội địa Ninh Bình;

- Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chế tạo lò đốt rác trang bị tàu biển Việt Nam” (2006 – 2007) nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị kiểm soát quá trình công tác động cơ Diesel tàu thuỷ” (2008 – 2009) nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu sinh học gốc thay thế diesel cho động cơ tàu thủy cỡ nhỏ", DT154043, năm 2015 nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu xây dựng hệ thống đo, kiểm tra, đánh giá độ ồn cho tàu thủy hiện đại theo QCVN 80:2014/BGTVT", DT164003, đã nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ “Xây dựng mô hình tính toán kết cấu bến nổi bằng các thùng bê tông thành mỏng cốt sợi thủy tinh để thích ứng với hiện tượng biến đổi mực nước lớn", DT164047, 2016, nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thanh composit cốt FRP trong xây dựng các công trình báo hiệu an toàn hàng hải dạng trụ rỗng." DT174045, 2017, nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu đề xuất kết cấu mới dạng khung và bản bê tông cốt thanh FRP lắp ghép để xây dựng đê lấn biển.", Mã số: DT 194043, Năm 2019, nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ “Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng bến thủy nội địa khu vực phía Bắc”, Mã số: DT 194043 Năm 2019, nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

- Đề tài cấp Bộ “Xây dựng mô hình tái sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu san lấp, thi công đường giao thông nông thôn giảm thiểu ô nhiễm môi trường", Mã số: MT 191001, Năm 2019, 2020, nghiệm thu đạt loại xuất sắc;

2. Dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ

Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Viện còn tiến hành các đề tài ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hoán cải, nâng cấp các thiết bị, phương tiện vận tải biển dưới dạng các hợp đồng kinh tế với các cơ sở sản xuất.

3. Dịch vụ tư vấn, khảo sát, sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, chế tạo mới và lắp đặt các thiết bị hàng hải.

a. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật và sửa chữa.

- Viện có một đội ngũ chuyên gia có khả năng tư vấn về kĩ thuật điện, kĩ thuật điều khiển và công nghệ chế tạo các hệ thống thiết bị tự động. Việc tư vấn có thể thực hiện ngay khi hình thành ý tưởng từ phía khách hàng để tạo nên một sản phẩm hiện đại, đáp ứng tối ưu về kĩ thuật, công nghệ mà lại đảm bảo được quyền lợi về kinh tế.

- Về sửa chữa, khai thác, vận hành các thiết bị, hệ thống điện, hệ thống điều khiển tự động…: đội ngũ kĩ sư, chuyên gia có thể thực hiện trực tiếp tại hiện trường, cơ sở sản xuất; Với các con tàu đang khai thác trên biển hoặc trên các đại dương xa xôi, đội ngũ kĩ thuật và chuyên gia có thể thực hiện việc tư vấn từ xa, giúp cho sĩ quan, thuyền viên có thể khắc phục sự cố tạm thời để đưa con tàu đến bến gần nhất an toàn.

b. Chế tạo thiết bị:

- Chế tạo thiết bị là một mảng lớn với chiến lược lâu dài và khả năng đầu tư sâu của Viện. Hiện nay, với một đội ngũ các nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu ứng dụng, các Thạc sĩ kĩ thuật, các Kĩ sư chuyên ngành và đội ngũ chuyên viên kĩ thuật cao cấp đã nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều thiết bị, hệ thống điện phục vụ cho chiến lược đóng mới tàu thủy, trong đó có những hệ thống, thiết bị có hàm lượng cao về kĩ thuật, công nghệ. Các sản phẩm của Viện cung cấp cho ngành đóng tàu hiện nay là:

- Bảng phân phối điện chính (Main Switch Board - MSB)

- Bảng điện sự cố (Emergency Switch Board - Em’cy SB)

- Bảng nạp acquy và phân phối điện một chiều (Battery Charge and Discharge Board).

- Bảng điện buồng lái (Whell House Group Panel)

- Các bảng điện trung gian (Power Distribution Board)

- Các hộp khởi động (Starter Group Panel)

- Các bảng điện chiếu sáng (Light Dist. Board)

Các bảng điện trên đã được Đăng kiểm BV, NK, VR cấp giấy chứng nhận.

Các hệ thống đã được Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận gồm:

- Hệ thống báo động chung buồng máy (Engine Control Console - ECC)

- Hệ thống đèn Hàng hải (Navigation Lamp system) – tích hợp trong WGP

- Hệ thống điều khiển còi (Horn Control System) – tích hợp trong WGP

- Hệ thống báo động cửa mở (Open Door Alarm Sys.) – tích hợp trong WGP

- Hệ thống cẩu tải trọng, bảo vệ và báo động tầm với cho cần cẩu.

4. Dịch vụ vận tải :

- Tham gia quản lý khai thác các đội tàu của trường Đại học Hàng hải.

- Vận chuyển hàng hóa các tuyến trong nước và quốc tế.

- Đã nhận vận chuyển ủy thác Xi măng, Clinker, than đá, thép cho các nhà máy Cẩm Phả, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Chinfon, Thép Cửu Long, Thép Sông Đà, …

- Đối tác liên kết lâu dài với các Công ty vận tải biển Đông Long, Thăng Long, Công ty vận tải biển Sài Gòn, Công ty vận tải biển quốc tế Bình Minh, Công ty Cổ phần vận tải Xăng dầu Vitaco …

- Hợp tác, khai thác các loại tàu với các trọng tải khác nhau 1000T, 2000T, 3000T, 5000T, 6.500T, 17.500T, 22.500T, 53.000T, tàu Container, các loại tàu chở hàng chuyên dụng …

5. Đào tạo chuyên gia chuyên sâu và kĩ sư trưởng

- Hiện nay, Viện KH và CNHH luôn tổ chức các lớp đào tạo về các lĩnh vực điều khiển theo yêu cầu sản xuất. Nhà trường có các phòng thí nghiệm hiện đại giúp cho các kĩ sư, chuyên viên kĩ thuật thực hành về lập trình trên các thương phẩm của các hãng nổi tiếng như Siemens, Omron, Fuji trên các phần cứng của PLC, IC, Chớp trắng…

- Viện cũng đào tạo các kĩ sư có kinh nghiệm trên năm năm công tác trong các lĩnh vực điều khiển, vận hành, khai thác các thiết bị, hệ thống thành các kĩ sư trưởng đảm nhiệm trong các công tác quản lí, điều hành kĩ thuật.

Đào tạo, cấp chứng chỉ cho nhân viên vận hành, khai thác

a. Lĩnh vực vô tuyến điện hàng hải :

            * GOC          (Global Operation Certificates)

           * GMDSS      (Global Marine Distress Safety System)

           * Mô phỏng   Radar và ARPA

b. Lĩnh vực đện tàu thủy:

           * Mô phỏng trên buồng lái tàu thủy.

           * Mô phỏng trạm phát điện tàu thủy.

           * Mô phỏng điều khiển bảng khởi động.

- Đào tạo từ mô hình vật lý dựa trên thiết bị của JRC – Nhật Bản theo dự án JICA.

6.Tình hình hợp tác Khoa học - Công nghệ trong và ngoài nước:

* Ngoài nước :

- Hợp tác với Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ Ba Lan (CTO) trong nghiên cứu tàu thuỷ và nghiên cứu khoa học.

- Hợp tác với Bỉ trong đào tạo, vận tải đa phương thức và đóng tàu.

- Hợp tác với Hà Lan trong lĩnh vực đào tạo và công nghệ tàu thuỷ.

- Hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản trong đào tạo, vận tải biển và nghiên cứu chế tạo thiết bị tàu thuỷ.

- Hợp tác với nước ngoài để nghiên cứu giải pháp bảo hành, bảo dưỡng cần cẩu cho hãng KRANBAU EBERS WALDE (Cộng hoà Liên bang Đức). Trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều vấn đề cần bổ sung đối với các thiết bị khi lắp đặt tại môi trường

Việt Nam được đối tác đánh giá cao v.v…

- Hợp tác với Singapore, Bungari trong nghiên cứu thử mô hình, chuyển giao công nghệ thiết kế và thiết kế công nghệ tàu thuỷ.

- Hợp tác với Tayo Nhật Bản về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cho phần điện của tất cả các tàu đóng mới, sửa chữa dưới sự giám sát và chứng nhận của đăng kiểm Nhật Bản (NK).

- Liên doanh với Công ty P&P – Hàn Quốc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, cung cấp toàn bộ các hệ thống và vật tư, trang thiết bị trên tàu thủy.

- Hợp tác với MGSU-Nga trong nghiên cứu thử mô hình, chuyển giao công nghệ cầu cảng và đê chắn sóng.

- Hợp tác với Maeda-Nhật Bản trong nghiên cứu thử nghiệm vật liệu mới và kết cấu kè bờ mới.

* Trong nước :

Liên kết, hợp tác với các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu trên toàn quốc trong công tác chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ

thuật cao như: Bạch Đằng, Hạ Long, Phà Rừng, Nam Triệu, Sông Cấm, Bến Kiền, Ba Son, HyundaiVinashin, Vietsopetro, Vosco,

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,  Công ty vận tải và thuê tàu Việt Nam,...... cụ thể như:

- Hợp tác với Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO trong thiết kế, chuyển giao công nghệ tàu thuỷ.

- Hợp tác với Công ty CNTT  Phà Rừng trong thiết kế đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ.

- Hợp tác với Nhà máy đóng tàu Hạ Long trong đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ.

- Hợp tác với Công ty CNTT Bạch đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Sông Cấm trong công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, chế tạo các bảng điện, hệ thống điện và các bảng điều khiển.

- Hợp tác với Xí nghiệp Vận tải thuỷ nội địa Ninh Bình nghiên cứu đề tài “sử dụng nhiên liệu nặng cho tầu sông” ...

- Hợp tác với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng và Viễn Thông Nam Sơn trong lĩnh vực thiết kế, thi công công trình thủy…

- Hợp tác với Công ty Cổ phần thí nghiệm khảo sát và xây dựng Bạch Đằng trong lĩnh vực khảo sát, thí nghiệm vật liệu mới, thực ghiệm công trình…

 

Video hoạt động

Ảnh hoạt động