Sửa Chữa, Bảo Trì, Gia Cố Kết Cấu Cầu Cảng
Sửa Chữa, Bảo Trì, Gia Cố Kết Cấu Cầu Cảng đã dần trở thành công tác thường xuyên đối với các cảng biển mới xây dựng cũng như đã đi vào sử dụng sau nhiều năm. Việc xây dựng cầu cảng ban đầu gặp sự cố về thiết kế lẫn thi công, hoặc các cảng biển đưa vào sử dụng từ lâu sẽ nảy sinh các vấn đề cũng như bị xuống cấp. Việc này nếu không được chú trọng xử lý triệt để sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn ảnh hưởng đến hoạt động trơn tru của cảng biển, gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Nắm bắt được yêu cầu đó từ các chủ đầu tư cảng biển, Công ty đã tập hợp các kỹ sư chuyên gia hàng đầu trong ngành xây dựng, sẽ đưa ra các giải pháp sửa chữa kết cấu cầu cảng, duy tu bảo trì, gia cố kết cấu cầu cảng chuyên nghiệp nhất. Đảm bảo sự chắc chắn bền bỉ toàn vẹn hoàn hảo cho công trình cầu cảng biển của quý khách hàng.
Cầu cảng đóng vai trò cực kì quan trọng trong bến cảng. Vị trí của cầu cảng có bề mặt trên tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt, sàn mặt dưới, dầm và cột tiếp xúc với môi trường nước biển mặn nên rất dễ bị tàn phá, ăn mòn.
Chính vì thế, nếu cầu cảng đi vào khai thác hoạt động lâu năm sẽ xảy ra tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới độ an toàn : bề mặt bị bong tróc, dầm, sàn, cột cốt thép bị ăn mòn, chuyển vị, võng…. Do đó cần tiến hành các biện pháp sửa chữa, bảo trì, gia cố kết cấu cầu cảng một cách kịp thời nhanh chóng nhất.
Một cầu cảng có nhiều hạng mục kỹ thuật như: Nền cọc, cọc, dầm, bản mặt cầu, trụ chống va, trụ neo,…
Các danh mục cần sửa chữa bảo trì cầu cảng gồm : Bề mặt sàn bê tông, các vết nứt bê tông cũng như xử lý ăn mòn cốt thép dầm, sàn, trụ cọc; gia cố kết cấu bằng sợi carbon fiber CFRP.
Yếu tố tác động đến tuổi thọ của cầu cảng: Do thiết kế, thi công, khai thác, Do xâm thực của các yếu tố môi trường….
Thống kê cho thấy, 2/3 các hư hỏng thường thấy của Cầu cảng là do xâm thực môi trường tác động lên các thành phần.
Phương pháp cơ bản thi công sửa chữa bê tông cốt thép cầu cảng :
1. Cắt vanh phạm vi sửa chữa, đảm bảo khi đục phá khu vực hư hỏng không gây ảnh hưởng đến phần bê tông xung quanh được giữ lại;
2. Đục phá toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của vết nứt vỡ, đảm bảo không còn phần bê tông bị hư hỏng và cốt thép không còn dấu hiệu bị ăn mòn. Phạm vi đục phá bằng kích thước lớn nhất của vết vỡ (theo chiều dài – chiều rộng) cộng thêm 50cm về mỗi phía, chiều sâu đục phá trung bình 15cm (đục qua lớp thép phía trong trung bình 2cm);
3. Đánh rỉ cốt thép hoặc cắt, loại bỏ phần cốt thép bị han rỉ, bổ sung thêm thép mới có đường kính tương tự thay thế phần thép bị ăn mòn;
4. Quét chất ức chế chống ăn mòn lên bề mặt cốt thép;
5. Quét chất kết dính gốc nhựa Epoxy lên bề mặt bê tông cũ để tăng độ dính bám với vữa mới;
6. Gia cường, sửa chữa bề mặt cấu kiện;
Đối với phương pháp phun vữa :
+ Sử dụng vữa phun cường độ cao (mác >=400) không co ngót để bù phần bê tông đục phá bằng phương pháp phun theo từng lớp;
+ Trát tạo phẳng bề mặt vữa sau khi phun;
Đối với phương pháp bơm vữa :
+ Lắp dựng ván khuôn;
+ Sử dụng vữa cường độ cao (mác >=400) không co ngót để trám bù phần bê tông đục phá bằng phương pháp bơm. Vữa được bơm qua các lỗ đặt sẵn trên ván khuôn;
+ Tháo dỡ ván khuôn kim loại;
Gia cố kết cấu dầm, trụ cọc cầu cảng bằng tấm sợi carbon fiber CFRP cường độ cao :
Phương pháp gia cố kết cấu cầu cảng bằng dán tấm sợi carbon fiber CFRP được các chuyên gia đánh giá cao hiện nay.
Sửa chữa bề mặt cầu cảng bao gồm nứt vỡ hay bị võng :
Bản mặt cầu thường được đổ bằng tấm đan thép và đổ bê tông với chiều dày từ 20-25 cm. Các phương tiện vận tải và máy móc sẽ vận hành trên bề mặt này.
Trong quá trình khai thác và sử dụng, bản mặt cầu chịu nhiều tác động bên ngoài và bên trong. Từ đó dẫn đến các thay đổi làm giảm chất lượng của công trình so với tính toán ban đầu khi thiết kế. Có thể kể đến các hư hỏng thường thấy: Nứt, vỡ mặt Lộ cốt thép, cốt thép bị han rỉ… Sàn bị Võng ảnh hưởng đến chịu lực và di chuyển của các phương tiện máy móc….
Các giải pháp công nghệ ứng dụng cho sửa chữa bề mặt cầu cảng :
- Dùng vữa đổ đạt cường độ nhanh để tram vá bề mặt.
- Sơn phủ bảo vệ sau khi sửa chữa để hạn chế các tác động của môi trường đến tuổi thọ của sàn.
- Các phần thép hư hỏng nặng thay thế bằng thép Polymer ( Cốt sợi thủy tinh gia cường).
Sửa chữa dầm cầu cảng :
Dầm đóng vai trò liên kết giữa cọc và bản mặt cầu cảng. Toàn bộ phần chịu lực của bản mặt cầu cảng tác động đến hệ dầm. Tùy thiết kế của cầu Cảng có hệ dầm ngang và Dầm dọc.
Trong quá trình khai thác và sử dụng, dầm chịu nhiều tác động bên ngoài và bên trong dẫn đến các thay đổi làm giảm chất lượng của công trình so với tính toán ban đầu khi thiết kế.
Có thể kể đến các hư hỏng của dầm cầu cảng thường thấy: Nứt, Nứt vỡ mặt, Lộ cốt thép, cốt thép bị han rỉ, Chuyển vị, Bị nứt vỡ, có hiện tượng bị võng làm giảm khả năng chịu tải trọng của bản mặt cầu.
Các giải pháp công nghệ ứng dụng cho sửa chữa dầm cầu cảng :
1. Dùng vữa phun khô để sửa chữa dầm dọc và ngang.
Ưu điểm:
Vữa phun khô là loại chuyên dụng cho công trình Biển. Chống xâm thực, ăn mòn rất tốt.
Phun vữa cho độ dày đến 10 cm, phù hợp với các góc và vị trí khó thi công.
Không cần làm ván khuôn, không gây gián đoạn hoạt động khai thác. Thi công nhanh, tiết giảm chi phí.
2. Dùng sợi Carbon Fiber CFRP hoặc sợi thủy tinh để gia cường kết cấu chịu lực cho Dầm.
Ưu điểm:
Thi công nhanh.
Tăng tính chịu lực, chịu tại, chịu uốn cho Dầm.
Thêm lớp bảo vệ chống xâm thực, tăng tuổi thọ cho công trình.
3. Sơn phủ bảo vệ sau khi sửa chữa để hạn chế các tác động của môi trường đến tuổi thọ của Dầm.
4. Các phần thép hư hỏng nặng thay thế bằng thép Polymer ( Cốt sợi thủy tinh gia cường).
Ưu điểm:
Bằng vật liệu phi kim loại.
Nhẹ bằng 1/5 so với thép, các tiêu chí độ uốn, chịu kéo và cường độ như thép.
Không ăn mòn, không suy hao, không gây nứt vỡ bê tông.
Sửa chữa Trụ Cọc Cầu Cảng :
Cọc có vai trò quan trọng đối với khả năng chịu tải và vận hành của cả sàn công nghệ và cầu Cảng. Cọc thường đỡ cho toàn bộ hệ dầm với mặt nền của cảng.Trong quá trình khai thác và sử dụng, Cọc chịu nhiều tác động bên ngoài và bên trong. Dẫn đến các thay đổi làm giảm chất lượng của công trình so với tính toán ban đầu khi thiết kế.
Các tác động này bao gồm cả tác động do hoạt động vận hành và tác động do yếu tố bên ngoài như địa chất, thủy triều, sóng, cón nước, gió, và các hoạt động nạo vét khác .
Có thể kể đến các hư hỏng thường thấy: Nứt, Nứt vỡ mặt, Lộ cốt thép, cốt thép bị han rỉ, Gãy cọc, Chuyển vị cọc…
Các giải pháp công nghệ ứng dụng cho sửa chữa Cọc cầu cảng:
1. Giải pháp dùng vữa phun khô sửa cọc.
Ưu điểm:
Vữa phun khô là loại chuyên dụng cho công trình Biển. Chống xâm thực, ăn mòn.
Phun vữa cho độ dày đến 10 cm, phù hợp với các góc và vị trí khó thi công.
Không cần làm ván khuôn, không gây gián đoạn hoạt động khai thác.
Thi công nhanh, tiết giảm chi phí.
2. Dùng công nghệ sửa cọc bằng tấm Pilejax kết hợp với vữa đổ dưới nước.
Ưu điểm:
Không cần phải đóng ván khuôn, tấm Pilejax được làm bằng vật liệu đặc biệt giúp tăng khả năng chịu lực và dùng như một lớp áo khuôn đổ bê tông cho cọc.
Dùng vữa chuyên dụng đổ dưới nước để bơm vào bên trong ống Pilejax.
Thi công nhanh.
Tăng tính chịu lực, chịu uốn.
Thêm lớp bảo vệ chống xâm thực, tăng tuổi thọ cho công trình.
3. Gia cố cọc cầu cảng bằng sợi carbon fiber CFRP
Phương án này cũng tăng khả năng chịu lực cũng như thêm lớp bảo vệ chống xâm thực cho cọc bê tông cầu cảng rất tốt và thường được sử dụng khá phổ biến. Xem thêm về gia cố kết cấu.
4. Gia cố cốt thép bằng thép Polymer
Ưu điểm:
Bằng vật liệu phi kim loại.
Nhẹ bằng 1/5 so với thép, các tiêu chí độ uốn, chịu kéo và cường độ như thép.
Không ăn mòn, không suy hao, không gây nứt vỡ bê tông.
Cực kì thích hợp cho các vùng cọc bị ngập nặng hoặc nằm hoàn toàn dưới nước Biển.
5. Gia cố cọc cầu cảng chống ăn mòn bằng bọc composite frp sợi thủy tinh
Phương pháp bọc composite FRP với sợi thủy tinh cho cọc cầu cảng là giải pháp chống ăn mòn rất tốt.
Sơn phủ bảo vệ chống thấm nước, chống ăn mòn, chống xâm thực cho dầm, bản, trụ cọc cầu cảng
Đây là giải pháp ngăn ngừa sớm bảo vệ tốt cho cầu cảng. Thi công Sơn phủ lớp sơn chuyên dụng cho công trình biển nhằm tạo lớp bảo vệ sớm cho công trình, chống xâm thực. Sau đó Bao bằng lớp phủ tổng hợp ngăn xâm thực.
Điều này ngăn ngừa xâm thực sau sửa chữa. Giúp công trình cầu cảng tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì định kỳ.